chapcanhtinhyeu.wap.sh
SỨC KHỎE LÀ VÀNG


Lược xem: 6
>>Tìm bệnh theo tên(nhập chữ cái đầu tiên tên bệnh bạn muốn tìm)
ABCDEGHLMNOPQRSTUVX
Thoái hóa khớp có nguy hiểm? Tôi là vận động viên bóng rổ của đội bóng Tổng công ty đã 10 nǎm. Nay bước vào tuổi 32. Gần đây tôi hay bị đau các khớp, thỉnh thoảng thấy như sụn khớp có tiếng lạo xạo, cử động chân tay thấy vướng víu. ấn vào chỗ đau thì thấy đau tǎng lên, nhưng khi nằm nghỉ yên, không trở mình lại thấy đỡ. Đi khám, bác sĩ bảo tôi có dấu hiệu của thoái hoá khớp và khuyên tôi giảm cường độ luyện tập thi đấu, hoặc chuyển sang làm huấn luyện viên. Xin hỏi bệnh thoái hoá khớp có nguy hiểm không? Nguyễn Thị Vân Liên (Tổng công ty K41) Thoái hoá khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học, làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn (là phần đệm ở các đầu xương trong ổ khớp) và phần xương dưới sụn. Thoái hoá khớp (THK) thường xảy ra ở tuổi ngoài 40, tiến triển chậm nhưng những đau đớn của bệnh đã ảnh hưởng không ít đến lao động và sinh hoạt hàng ngày, nếu không được điều trị bệnh sẽ dẫn tới tàn phế kéo theo sự chi phí tốn kém của gia đình và xã hội. THK là 1 bệnh khó biết được nguyên nhân. Tuy vậy các nhà y học cũng tìm được một số yếu tố liên quan tới bệnh như: Do khớp phải làm việc quá sức (đặc biệt là trong trường hợp bị biến dạng bẩm sinh hoặc mắc các bệnh làm thay đổi hình thái của khớp. Một số bệnh viêm khớp mãn tính dần dần làm sụn bị huỷ dẫn tới thoái khớp như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, gút. Các vi chấn thương liên tiếp do nghề nghiệp (khớp bàn tay, khớp vai của các võ sĩ quyền anh, khớp khuỷu của công nhân vận hành búa máy khớp gối của vận động viên bóng rổ hoặc cử tạ, khớp cổ chân của diễn viên balê, cột sống của thợ mỏ than)... hoặc chơi thể thao gây sự mất ổn định của khớp và dây chằng. Triệu chứng của THK - Đau là dấu hiệu chủ yếu sau đó là sự vướng víu khi vận động. Đau xảy ra bất chợt khi gắng sức, khi ấn vào hoặc va đập, mức độ từ hơi đau cho đến rất đau, tǎng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi hoặc nằm ban đêm mà không trở mình. Cần phải vận động 1 vài phút để khởi động vào buổi sáng trước khi dậy. Tiếng lắc rắc do phần sụn bị hỏng gây ra có thể dẫn tới cơn đau ở chi dưới, khiến người bệnh đi khập khiễng. Những đau đớn này đã làm giảm biên độ vận động của khớp, lâu dần dẫn tới hiện tượng teo cơ và ở một số bệnh nhân còn gây ra những biến dạng ở xương. Các phản ứng viêm nhiễm đôi lúc cũng có thể xảy ra do tràn dịch khớp theo các cơn đau dai dẳng suốt cả ngày, thậm chí là cả đêm. Ngoài những dấu hiệu này thì cơ thể người bệnh không có gì thay đổi, không mệt mỏi, chán ǎn hoặc gầy sút. Điều trị THK Việc điều trị nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp người bệnh giảm đau, duy trì khả nǎng vận động, làm chậm quá trình huỷ hoại khớp, nhất là ngǎn sự thoái hoá sụn khớp giảm tới mức thấp nhất do bệnh gây ra. Do vậy người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các bệnh điều trị của thày thuốc chuyên khoa. Để phòng bệnh trong đợt đau cấp phải nghỉ ngơi. trong trường hợp chi dưới bị THK có thể làm giảm sức chịu tải cho khớp bằng cách sử dụng nạng chống. Tránh các va đập dễ gây rạn nứt và sai khớp chấn thương, nên bỏ thói quen bẻ khớp, phát hiện các biến dạng khớp bẩm sinh, đặc biệt là các sai lệch bẩm sinh khớp háng, phòng ngừa các vi chấn thương do nghề nghiệp hoặc chơi thể thao, giữ cho cơ thể không bị béo phì. Khi làm việc nên đứng và nǎng đi lại, nếu phải ngồi thì nên vận động, duỗi cẳng chân. Khi thấy có những hiện tượng bất thường, những cảm giác khó chịu ở một trong các khớp, cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được khám và điều trị sớm. Tác giả: BS. Nguyễn Mai Hồng Nguồn: Báo sức khoẻ và đời sống chuyên đề số 63 12/2001

+Goto:
>>đầu trang.
>>danh sách bệnh.
>>hỏi đáp y học.
>>trang chủ.


rating


BẢN QUYỀN CỦA
chapcanhtinhyeu.wap.sh
Creat by LE VAN TOAN
duyphuoc_duyxuyen_QN



XtGem Forum catalog